Những Lưu Ý Khi Xây Nhà Có Tầng Hầm – Kinh Nghiệm Xây Tầng Hầm

Bạn đang có dự định xây dựng nhà có tầng hầm để tiện cho việc để xe và làm kho để đồ nhưng chưa biết các quy định và lưu ý. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những lưu ý cần biết khi xây nhà có tầng hầm cùng với đó là những quy định cần nắm rõ. Hãy theo dõi bài viết sau đây.

những lưu ý khi xây nhà có tầng hầm

Có nên xây nhà có tầng hầm

Nhà có tầng hầm là những mẫu nhà được thiết kế có một tầng hầm để có thể chứa xe, làm nhà kho hoặc cho nhiều mục đích khác. Thường được ứng dụng cho những mẫu nhà ống vì diện tích hạn hẹp nên phải tận dụng tầng hầm bên dưới lòng đất hoặc cho những ngôi nhà muốn tiết kiệm diện tích hoặc có nhu cầu đỗ nhiều xe.

Bạn Đang Xem: Những Lưu Ý Khi Xây Nhà Có Tầng Hầm – Kinh Nghiệm Xây Tầng Hầm

Nhìn chung thì tầng hầm là một hạng mục xây dựng mang lại nhiều tiện ích cho ngôi nhà của bạn, bạn chỉ cần cân nhắc những mặt lợi và những khó khăn khi sử dụng tầng hầm dưới đây để quyết định xem có nên xây nhà có tầng hầm không nhé

Những lợi ích khi xây nhà có tầng hầm để xe

Làm gara để xe

Đối với nhiều công trình lớn như trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn thì tầng hầm có vẻ đã quá quen thuộc. Tuy nhiên xây nhà phố có tầng hầm lại không phổ biến, tầng hầm của nhà phố thường được tận dụng để chứa xe máy, xe hơi, là không gian kho, chứa các máy móc và thiết bị mà gia đình không dùng đến. Tầng hầm sẽ là nơi tuyệt vời để bạn cất đi những món đồ cũ giúp ngôi nhà của bạn gọn gàng và ngăn nắp hơn.

có nên xây tầng hầm cho nhà phố

Nâng mặt bằng chung của ngôi nhà lên

Xây dựng tầng hầm giúp tạo điều kiện cho ngôi nhà của bạn được nâng bề mặt sàn lên cao hơn mặt đường. Từ đây, ngôi nhà của bạn sẽ trở nên thông thoáng hơn, ít bụi bẩn, tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên, tránh trường hợp ngập úng khi mùa mưa đến

lợi ích của tầng hầm

Những nhược điểm khi xây tầng hầm

Xem Thêm : Cách tính lưu lượng nước của máy bơm

Bên cạnh những lợi ích mà việc xây dựng tầng hầm cho công trình đem lại, thì cũng có một số hạn chế như sau:

Tăng chi phí xây dựng

Chắc chắn rồi, phần diện tích tăng thêm của tầng hầm sẽ tính thêm chi phí giống như một tầng lầu của ngôi nhà, ngoài ra còn những nguyên vật liệu đặc biệt để xây dựng nhà có tầng hầm sẽ khiến chi phí gia tăng khá nhiều

Về mặt thiết kế kết cấu

Việc tính toán thiết kế kết cấu sẽ khó khăn hơn khi có thể dẫn đến ngập úng khi trời mưa. Hoặc tính toán làm sao để không khí lưu thông tốt nhất để tránh bị ngột ngạt, tận dụng được ánh sáng tự nhiên nhiều nhất

Phụ thuộc vào địa chất của đất nền xây dựng

Thêm một nhược điểm nữa đó chính là việc xây dựng được tầng hầm hay không còn phụ thuộc vào địa chất của đất nền nơi xây dựng. Vì khi xây dựng tầng hầm sẽ tạo ra một áp lực cơ học cho đất, khi đào lên đất có thể tạo ra một lực ép bằng chính khối đất đào đi mà không hề có hiện tượng lún

Không giống như những hạng mục tăng thêm, xây nhà có tầng hầm sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc và thiết kế cơ bản, nền móng, địa chất, tính ổn định của công trình. Làm gia tăng khả năng thấm nước, tính ổn định của tường bị ảnh hưởng, áp lực lên mặt sàn cao hơn.

Quy định khi xây nhà có tầng hầm tại Việt Nam

Số tầng hầm

  • Đối với những dự án nhà phố, nhà ở thì quy định về số tầng hầm xây dựng sẽ là 1. 
  • Đối với những công trình lớn được xây dựng và sử dụng với mục đích thương mại thì số tầng hầm có thể lên đến 4 hoặc 5.

Chiều cao tầng hầm

Xem Thêm : Các phương pháp chống thấm tường

Đối với những kiểu nhà phố hoặc biệt thự, chiều cao tầng hầm tối thiểu phải là 2,2m. Chiều cao của đường dốc tối thiểu phải là 2,2m. 

bản vẻ thiết kế tầng hầm cho nhà ống

Chiều sâu hầm

Chiều sâu tầng hầm theo quy định của Bộ Xây Dựng phải sâu tối thiểu 1,5m trở lên, còn với bán hầm khoảng 1,5m trở lại. Chiều sâu tính từ lúc đào cho đến đáy móng là khoảng 3m

Ngoài đảm bảo về độ sâu, bạn cũng cần phải đảm bảo về độ thông khí và ánh sáng trong hầm để không gian thoải mái và thoáng đãng nhất có thể, tránh tình trạng bí bách, ngột ngạt.

Độ dốc hầm

Bộ Xây dựng quy định, độ dốc hầm để đạt được mức an toàn thì cần đảm bảo không quá 15% đến 20% so với chiều sâu của tầng hầm.

quy định khi xây dựng tầng hầm

Trong trường hợp dốc thiết kế dạng cong thì độ dốc không vượt quá 13%. Đường dốc thẳng đạt 15%. Độ dốc hầm cho nhà phố thường từ 20 – 25%. Cứ đi vào 1m thì nền sẽ thấp xuống 25 cm.

Nền và vách hầm

Để đảm bảo độ an toàn, nên nền và vách hầm đều phải sử dụng nguyên vật liệu là bê tông cốt thép với độ dày cao để xây dựng. Đồng thời, công đoạn chống thấm cho tầng hầm nhà phố cũng cần phải được lưu tâm và xử lý kỹ càng. Điều này giúp hầm tránh khỏi tình trạng ngập nước, ứ đọng nước và giúp thoát nước dễ dàng hơn

Nguồn: https://xaydunghuongchien.com
Danh mục: Thông tin hữu ích

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm

Liên hệ